KHÚC II
Vùng trời thứ nhất – Mặt
trăng.
Hỡi các bạn trên con thuyền độc mộc
Vì mong muốn nghe mà đã bơi theo
Con tàu của tôi vừa đi vừa hát.
4 Hãy quay lại với
bến bờ của bạn
Đừng tin gì vào sóng gió khơi xa
Hãy ở lại để không lo lạc hướng.
7 Dòng nước tôi lướt
đi, chưa ai cùng
Minécva thổi gió, Apôlô dẫn lối
Chín nàng thơ chỉ lối các Hùng tinh.
10 Các bạn là số ít
người được chọn
Từng muốn bánh mỳ của các thiên thần
Mà người ta ăn không bao giờ chán.
13 Các bạn có thể
vươn ra biển lớn
Đi theo vệt nước của con tàu tôi
Trước khi mặt nước trở nên phẳng lặng.
16 Những con người
vinh quang đến Côncô
Thấy Jaxông thành dân cày ở đấy
Không ngạc nhiên như bạn thấy bất ngờ.
19 Nỗi khát khao bẩm
sinh và muôn đời
Thấy Vương quốc của Ngài đã cuốn hút
Chúng tôi giống như vòng quay của trời.
22 Bêatờrítsê vẫn
nhìn lên trời xanh
Tôi nhìn nàng, có lẽ chỉ khoảnh khắc
Đủ để cho một mũi tên rời cung.
25 Tôi như bay đến
giới hạn diệu kỳ
Nó thu hút cái nhìn và trí tuệ
Nàng đã nhìn vào ý nghĩ của tôi.
28 Với một vẻ vui
tươi và xinh đẹp
Nàng nói: “Hãy tạ ơn Đức Chúa Trời
Người hòa ta cùng vì sao thứ nhất”.
31 Dường như đám mây
bao bọc chúng tôi
Trong suốt, vững chắc, dày và nhẵn bóng
Như kim cương được mặt trời chiếu vào.
34 Ở bên trong viên
ngọc trai muôn thuở
Giống như nước, đã tiếp nhận chúng tôi
Mà tia sáng không thể nào qua nổi.
37 Nếu tôi còn xác
thì không hiểu được
Một dung tích – dung tích khác lồng vào
Như thân xác lại nhập vào thân xác.
40 Khao khát trong
ta cháy bừng như lửa
Nhìn cái Bản thể không thể nhận ra
Bản chất ta hòa nhập vào với Chúa.
43 Trên cao kia, ta
thấy điều phải tin
Không được chứng minh nhưng ai cũng biết
Và phải thừa nhận chân lý đầu tiên.
46 Tôi trả lời: “Cô
nương ơi, với lòng
Tôn kính nhất, xin tạ ơn người đã
Đưa tôi ra khỏi thế giới nhân quần.
49 Nhưng hãy cho
biết về vết sẫm kia
Trên thiên thể này, khiến người trần thế
Bày đặt ra sự tích về Cainô?”
52 Nàng hơi mỉm cười
khi trả lời tôi:
“Nếu ý kiến của người trần lầm lẫn
Vì chìa khóa giác quan không mở ra.
55
Từ nay mũi tên của sự ngạc nhiên
Sẽ
không tấn công nữa, nếu chàng biết
Lý
trí có hạn sau các giác quan.
58
Nhưng chàng nghĩ
sao, hãy cho em biết?”
Tôi
trả lời: “Sự khác nhau ở đây
Đó là
do chất liệu lỏng hay đặc”.
61
Nàng nói: “Chàng sẽ thấy điều chàng tin
Chìm
ngập trong sai lầm, hãy chịu khó
Nghe
lập luận của em, sẽ rõ ràng.
64
Vòm thứ tám, ánh sáng nhiều sắc màu
Là do
chất và lượng của ánh sáng
Nên
hiện ra với những vẻ khác nhau.
67
Nếu chất lỏng hay đặc là nguyên nhân
Thì
một tính năng thuộc về tất cả
Sự
chiếu sáng nhiều hơn, ít, hoặc bằng.
70
Sự khác nhau sinh ra sự khác nhau
Sự
bắt đầu căn bản, mà chàng nghĩ
Là
bắt đầu của tất cả bằng nhau.
73
Nếu chất liệu lỏng đúng là nguyên nhân
Của
những điểm tối mà chàng tìm hiểu
Thì
mặt trăng thiếu chất liệu dần dần.
76
Hay như một thân xác được tạo thành
Từ
nạc và mỡ, vậy thân xác đó
Có
những lớp khác nhau ở bên trong.
79
Nếu đó là về trường hợp thứ nhất
Sẽ
thấy trong nhật thực, ánh mặt trời
Xuyên
mặt trăng, như vật thể trong suốt.
82
Nếu không thế, thì trường hợp thứ hai
Và
nếu như em phản bác được nó
Thì
chứng tỏ là lý của chàng sai.
85
Nếu chất lỏng đó không thể xuyên qua
Nghĩa
là phía sau có gì ngăn cản
Không
cho cái ngược với nó đi qua.
88
Khi tia mặt trời chiếu vào tấm kính
Rồi
phản chiếu lại giống như sắc màu
Vì có
lớp chì ở sau tấm kính.
91
Chàng sẽ bảo rằng cái tia sáng kia
Có vẻ
tối hơn so với điểm khác
Vì
chiếu đến từ một điểm ở xa.
94
Để tự giải thoát khỏi điều phản bác
Chàng
hãy làm một thí nghiệm giản đơn
Vốn
là nguồn gốc của nhiều khoa học.
97
Lấy ba tấm gương, và đặt hai tấm
Cùng
khoảng cách bằng nhau trước mặt chàng
Tấm thứ
ba thì đặt xa hơn hẳn.
100
Một nguồn ánh sáng phía sau lưng chàng
Chiếu
vào các tấm gương rồi trở lại
Phía
sau chàng sau khi chiếu vào gương.
103
Ánh sáng phản chiếu từ tấm gương xa
Không
rộng bằng nhưng chàng sẽ nhận thấy
Là cả
ba đều chói sáng như nhau.
106
Dưới sức nóng của các tia mặt trời
Dù
không giữ được màu và độ lạnh
Tuyết
vẫn ở trong thể trạng vậy thôi.
109
Chàng cũng vậy, trí lực bớt một phần
Nhưng
em chiếu vào một ánh sáng mới
Thì
nhãn quan chàng sẽ sáng ngời hơn.
112
Dưới bầu trời của bình yên thần thánh
Có
một vật chuyển động theo tính năng
Tạo
sức mạnh cho những gì chứa đựng.
115
Bầu trời tiếp có bao vì tinh tú
Các
vật tạo thành bản chất khác nhau
Khác
với nó, nhưng chứa đựng trong nó.
118
Cũng như thế, với những bầu trời khác
Bố trí
bằng những vật được tạo ra
Tùy
theo nguồn gốc và theo mục đích.
121
Chàng thấy đó, những tầng trời gần lại
Vận
động từ bậc nọ lên bậc kia
Tiếp
nhận từ trên, tác động xuống dưới.
124
Chàng để ý, em đi theo con đường
Để
tới chân lý mà chàng mong muốn
Để chàng
biết tự vượt qua chỗ nông.
127
Lực và chuyển động của tinh cầu thiêng
Phải
lấy từ động lực được ban phước
Như
cách quai búa của bác thợ rèn.
130
Bầu trời có biết bao vì tinh tú
Do
thúc đẩy từ tâm sâu bên trong
Làm
nó chuyển động và tạo dấu ấn.
133
Và như linh hồn trong cát bụi trần
Do
những bộ phận khác nhau hợp lại
Thích
ứng với những mục đích của mình.
136
Như vậy, trí năng phát triển và được
Nhân
lên nhiều lần nhờ các vì sao
Và
vận động trên cơ sở thống nhất.
139
Tính năng đó có liên kết khác nhau
Với
vật thể quý báu và hoạt động
Giống
như hồn với thể xác con người.
142
Xuất phát từ một bản chất mừng vui
Cùng
với sức mạnh từ sao tỏa sáng
Như
niềm vui trong ánh mắt con người.
145
Từ điều này sinh ra sự khác nhau
Chứ
không phải vì do đặc hay lỏng
Tính
năng đó là nguồn gốc sinh ra
148
Tùy theo giá trị, chỗ tối, chỗ sáng”.
CHÚ THÍCH
Chữ viết tắt:
X. – xem
ĐN., – Địa ngục
TT., – Tĩnh thổ
TĐ., – Thiên đường
E., – Eneide (tác phẩm của Virgilio)
M., – Metamorphoses (tác phẩm của Ovidio)
Riêng Kinh Thánh là tác phẩm được Dante sử dụng nhiều điển tích nhất và có tần số xuất hiện nhiều nhất trong phần chú thích nhưng rất tiếc không thể viết tắt được cho 66 cuốn của Kinh Thánh vì các bản Kinh Thánh tiếng Việt mỗi bản phiên âm một kiểu nên chúng tôi đề tên đầy đủ của cuốn đó (xem phần ví dụ).
Ngoài ra, một số tác giả được Dante sử dụng chỉ vài ba lần thì chúng tôi ghi cả tên tác giả và tác phẩm ở phần chú thích mở ngoặc.
Một số ví dụ:
(X, TĐ, XXII, 139-140) – Xem Thiên đường, Khúc XXII, câu 139-140.
(Ét Ra, I, 9-11) – Xem quyển Ét Ra (Cựu ước), chương I, câu 9-11.
(Giăng, XX, 3-5) – Xem quyển Giăng (Tân ước), chương XX, câu 3-5.
(M., VII, 100-143) – Xem Metamorphoses, quyển VII, câu 100-143.
(E., VI, 679-694) – Xem Eneide, quyển VI, câu 679-694.
Lucano, “Pharsalia”
Stazio, “Tebaide”
CHÚ THÍCH
Chữ viết tắt:
X. – xem
ĐN., – Địa ngục
TT., – Tĩnh thổ
TĐ., – Thiên đường
E., – Eneide (tác phẩm của Virgilio)
M., – Metamorphoses (tác phẩm của Ovidio)
Riêng Kinh Thánh là tác phẩm được Dante sử dụng nhiều điển tích nhất và có tần số xuất hiện nhiều nhất trong phần chú thích nhưng rất tiếc không thể viết tắt được cho 66 cuốn của Kinh Thánh vì các bản Kinh Thánh tiếng Việt mỗi bản phiên âm một kiểu nên chúng tôi đề tên đầy đủ của cuốn đó (xem phần ví dụ).
Ngoài ra, một số tác giả được Dante sử dụng chỉ vài ba lần thì chúng tôi ghi cả tên tác giả và tác phẩm ở phần chú thích mở ngoặc.
Một số ví dụ:
(X, TĐ, XXII, 139-140) – Xem Thiên đường, Khúc XXII, câu 139-140.
(Ét Ra, I, 9-11) – Xem quyển Ét Ra (Cựu ước), chương I, câu 9-11.
(Giăng, XX, 3-5) – Xem quyển Giăng (Tân ước), chương XX, câu 3-5.
(M., VII, 100-143) – Xem Metamorphoses, quyển VII, câu 100-143.
(E., VI, 679-694) – Xem Eneide, quyển VI, câu 679-694.
Lucano, “Pharsalia”
Stazio, “Tebaide”
KHÚC II
16-18.
Nghĩa của đoạn này: “Bạn đọc của phần “Thiên đường”
còn chờ đợi điều ngạc nhiên hơn là
những người Argonauti khi đến Colchide thấy thủ
lĩnh của họ là Giasone đang cày cuốc trên đồng” (M., VII, 100-143).
30. Hòa
ta cùng vì sao thứ nhất - tức mặt trăng, vì tinh tú
gần mặt đất nhất.
51. Sự
tích về Cainô - dân gian bày đặt chuyện về Caino để nói những vết lốm đốm trên mặt trăng (X, ĐN., XX, 126).
59-60.
Sự khác nhau ở đây
- tức là nói đến khoảng tối sáng trên mặt trăng, Dante đã giải
thích trong tác phẩm “Bữa tiệc” (II, 13), dựa theo học thuyết của
Averroè, nói là do chỗ đặc hay lỏng. Sau này (X, TĐ, XXII, 139-140) Dante cho
rằng điều này là do nhầm lẫn.
64. Vòm
thứ tám - vòm của các
định tinh.
71. Sự
bắt đầu căn bản - princìpi formali, thuật ngữ của
triết học kinh viện giải thích sự tạo thành ban đầu cho
thân thể những đặc tính riêng biệt.
112-114.
Dưới bầu trời của bình yên thần thánh - nghĩa là bên trong bầu trời
cao nhất (Empireo) có bầu trời thứ
chín, hay gọi là Động lực đầu tiên (X, TĐ., I, 76-77).
115. Bầu trời tiếp có bao vì tinh tú - tức bầu trời thứ
tám, các định tinh.
120. Tùy
theo nguồn gốc và theo mục đích - nghĩa là mỗi bầu trời có
những tính năng nhận được từ những bầu trời ở phía trên và tùy theo mục đích mà tác
động đến nguyên nhân (nguồn gốc) của hiện tượng.
128. Phải lấy từ động lực được ban phước - theo cách giải
thích của Beatrice thì sự chuyển động của các tinh cầu là do từ động lực được
ban phước. Những động lực
này Dante thể hiện bằng các từ: tâm sâu (mente
profonda) ở câu 131; trí năng (intelligenza) ở câu
136; những trí tuệ (intelletti) ở các
câu 37, 110, 111 của khúc VIII Thiên đường; câu 78 của khúc
XXVIII Thiên đường; câu 73 của khúc VII Địa ngục vv...
140. Với vật thể quý báu - nghĩa là với vì tinh tú.
No comments:
Post a Comment