Friday, February 23, 2018

Dante - THIÊN ĐƯỜNG - Khúc 28


KHÚC XXVIII

Vùng trời thứ chín hay Động lực đầu tiên – Cấp bậc của các thiên thần.

Khi đau khổ cho cuộc sống người trần
Thì một sự thật cho tôi được mở
Rằng hồn tôi đang ở chốn Thiên đường.

4 Giống như người thấy trong gương ngọn lửa
Thì anh ta được chiếu từ phía sau
Trước khi nhìn hay suy nghĩ điều đó.

7 Anh ta ngoảnh lại phía sau tấm gương
Để xem đúng không và thấy nó khớp
Như nhịp điệu và lời hát nhịp nhàng.

10 Trí nhớ cũng nhắc tôi làm như vậy
Khi nhìn vào đôi con mắt long lanh
Mà tình yêu đã buộc tôi vào đấy.

13 Khi quay lại, liền đập vào mắt tôi
Cái gì đó ở trong bầu trời ấy
Khi nhìn từ vùng nọ đến vùng này.

16 Tôi thấy một điểm ánh sáng sắc chói
Đến nỗi mắt ta có thể bị mù
Đành nhắm mắt trước tia sáng chói lọi.

19 Ngôi sao ở đây hình như bé hơn
Dường như mặt trăng bên cạnh sao ấy
Như sao và sao trong bầu trời đêm.

22 Có lẽ cũng chỉ cách một quầng tán
Từ điểm mà nó nhận được sắc màu
Khi hơi nước bao quanh nó dày quánh.

25 Quay quanh điểm ấy là một vòng lửa
Nhanh tới mức tốc độ nó vượt qua
Mọi chuyển động nhanh nhất của vũ trụ.

28 Và vòng này bị vòng khác vây lấy
Vòng thứ ba lại bị vòng thứ tư
Thứ tư bị thứ năm, rồi thứ sáu.

31 Vòng thứ bảy tiếp theo rộng tới mức
Đến nỗi người đưa tin của Junô
Cũng không thể nào mà ôm hết được.

34 Vòng thứ tám quay trong vòng thứ chín
Vòng càng xa càng quay chậm dần dần
Phụ thuộc vào khoảng cách xa trục chính.

37 Vòng càng ở gần với trục chính nhất
Thì vòng đó có ánh sáng rõ ràng
Tôi nghĩ vì nó bám vào cái trục.

40 Cô nương của tôi thấy tôi do dự
Và hoài nghi, liền nói: “Các tầng trời
Và vũ trụ phụ thuộc vào điểm ấy.

43 Chàng hãy nhìn cái vòng ở gần nhất
Thì nó quay nhanh nhất, chính là vì
Ngọn lửa tình yêu từ đây bùng phát”.

46 Tôi nói: “Nếu vũ trụ được sắp xếp
Theo trật tự mà tôi thấy ở đây
Thì tôi hiểu điều đã được giải thích.

49 Nhưng thế giới mà người ta cảm thấy
Tôi có thể nói rằng các bầu trời
Càng ở xa trung tâm càng tuyệt diệu.

52 Do đó, nếu tôi phải có kết luận
Về ngôi đền thần thánh lộng lẫy này
Thì tình yêu, ánh sáng – là giới hạn.

55 Tôi muốn biết bản sao và bản gốc
Lại không đi chung cùng một con đường
Tôi đã cố ngẫm nghĩ mà vô ích”.

58 Cô nương nói: “Nếu ngón tay của chàng
Không gỡ nổi một cái nút như vậy
Là vì chưa ai mở, nên nó căng”.

61 Rồi tiếp tục: “Chàng hãy nghe điều này
Nếu chàng muốn giảm bớt điều nghi hoặc
Thì cần phải đem trí tuệ ra mài.

64 Các thực thể tùy hẹp hay tùy rộng
Mà sức mạnh chúng có ít hay nhiều
Được rót vào tất cả các bộ phận.

67 Điều thiện lớn sinh ra ân huệ lớn
Ân huệ lớn hơn cho vật lớn hơn
Các bộ phận trong cái chung hoàn chỉnh.

70 Tinh cầu này ở trong vòng chuyển dịch
Cùng với vũ trụ và tương thích cùng
Vòng có trí tuệ, tình yêu lớn nhất.

73 Chàng đã thấy, vì rằng cần đo lường
Chỉ sức mạnh – mà không điều nhìn thấy
Đang quay vòng quanh ở trước mắt chàng.

76 Chàng đã thấy sự cân bằng lạ lùng
Lớn - với nhiều, và nhỏ - với ít
Gắn với trí tuệ của Đấng toàn năng”.

79 Bầu không khí thoáng đãng và nhẹ nhàng
Khi ngọn gió Bôrêa thổi tới
Nó thổi từ bên phía má dịu êm.

82 Sương mù làm vẩn đục bầu không khí
Đã tan biến, bầu trời như đang cười
Với vẻ đẹp từ chân trời hiện rõ.

85 Tôi cũng vậy, khi cô nương của tôi
Đã cho tôi câu trả lời sáng tỏ
Chân lý hiện rõ như sao trên trời.

88 Khi lời nói của cô nương vừa xong
Giống như một thanh sắt tóe ra lửa
Chúng bay lên rực sáng những vòng tròn.

91 Những tia lửa quanh đám cháy vòng vo
Và số lượng tăng lên nhiều vô kể
Như việc nhân đôi ở bàn cờ vua.

94 Tôi nghe thấy lời hát mừng vang lên
Ở điểm cố định và lưu lại đó
Nơi xưa nay vẫn ở các thiên thần.

97 Nhưng cô nương nhìn thấy tôi phân vân
Liền nói: “Những vòng đầu cho chàng thấy
Có cả Luyến thần và cả Minh thần.

100 Họ đi theo những quan hệ tình yêu
Cố gần điểm gốc với mức có thể
Nhờ tầm nhìn của họ cao hơn nhiều.

103 Những thiên thần khác bay xung quanh họ
Đều là những thiên chức của Thiên đường
Để hoàn chỉnh bộ ba thời nguyên thủy.

106 Chàng hãy nhớ rằng họ đều vui sướng
Tùy theo cái nhìn càng thâm nhập sâu
Vào chân lý, nơi tâm thần thanh thản.

109 Ta thấy rằng hằng phúc có nguồn gốc
Từ thị giác, mà không phải tình yêu
Tình chỉ là hộ tống cho thị giác.

112 Mà thị giác được xếp theo công lao
Sinh ra từ ân huệ và thiện chí
Sẽ đi từ bậc nọ lên bậc kia.

115 Bộ ba khác cũng đâm chồi nẩy lộc
Ở cái nơi mùa xuân bất tận này
Mà ban đêm chòm Bạch dương bất lực.

118 Ở đây không ngừng vang lên tiếng hát
“Osanna” ba giai điệu – ba thần
Của hệ tam phân từ ba cấp bậc.

121 Trong cấp bậc này có ba nữ thần
Gồm Quản thần, rồi Dũng thần và cuối
Bậc thứ ba đó chính là Quyền thần.

124 Hai thiên thần áp chót luôn sôi nổi
Là Lãnh thần và Tổng lãnh thiên thần
Còn thiên thần được xếp vào bậc cuối.

127 Tất cả các cấp bậc này hướng lên
Họ sẽ mạnh lên khi hướng về Chúa
Tất cả họ được thu hút lên trên.

130 Điônixiô với ước mong như vậy
Đã từng quan sát các thứ bậc này
Và phân cấp đúng như em đã gọi.

133 Nhưng Thánh Gờrêgôriô sau đó
Không đồng ý, khi mở mắt trên trời
Ông đã tự cười mình, khi thấy lỗi.

136 Và nếu những điều bí ẩn như vậy
Với một người trần cũng dễ hiểu thôi
Có một người chỉ cho ông điều ấy

139 Cùng bao bí mật của thiên cầu này”.

CHÚ THÍCH

Chữ viết tắt:

 X. – xem

ĐN., – Địa ngục
TT., – Tĩnh thổ
TĐ., – Thiên đường
E., – Eneide (tác phẩm của Virgilio)
M., – Metamorphoses (tác phẩm của Ovidio)

Riêng Kinh Thánh là tác phẩm được Dante sử dụng nhiều điển tích nhất và có tần số xuất hiện nhiều nhất trong phần chú thích nhưng rất tiếc không thể viết tắt được cho 66 cuốn của Kinh Thánh vì các bản Kinh Thánh tiếng Việt mỗi bản phiên âm một kiểu nên chúng tôi đề tên đầy đủ của cuốn đó (xem phần ví dụ).
Ngoài ra, một số tác giả được Dante sử dụng chỉ vài ba lần thì chúng tôi ghi cả tên tác giả và tác phẩm ở phần chú thích mở ngoặc.

Một số ví dụ:
(X, TĐ, XXII, 139-140) – Xem Thiên đường, Khúc XXII, câu 139-140.
(Ét Ra, I, 9-11) – Xem quyển Ét Ra (Cựu ước), chương I, câu 9-11.
(Giăng, XX, 3-5) – Xem quyển Giăng (Tân ước), chương XX, câu 3-5.
(M., VII, 100-143) – Xem Metamorphoses, quyển VII, câu 100-143.
(E., VI, 679-694) – Xem Eneide, quyển VI, câu 679-694.
Lucano, “Pharsalia”

Stazio, “Tebaide”

KHÚC XXVIII

16. Một điểm ánh sáng sắc chói - chỉ biểu tượng Đức Chúa Trời.
25. Quay quanh điểm ấy là một vòng lửa - chỉ các thiên thần gồm ba cấp bậc (câu 105).
25. Nhanh tới mc - đây là tốc độ của Động lực đầu tiên.
32. Nời đưa tin của Junô - tc Iride, cầu vồng (X, TĐ., XII, 12).51. Càng ở xa trung tâm càng tuyệt diệu - tc càng xa Mặt đất là trung tâm, theo cách nghĩ của Dante.
73-78. Beatrice giải thích rằng cần để ý đến cái sc mạnh ch không không phải độ ln mà chàng nhìn thấy thì sẽ nhận ra s cân bằng hoàn hảo của các tầng trời được điều khiển bởi Trí tuệ của Đấng toàn năng “lớn - với nhiều, và nhỏ - với ít”.
80. Gió Borea - gió t phương Bắc thổi tới.
93. Như việc nhân đôi ở bàn cờ vua - vua Ba Tư thi đánh c với người sáng chế ra trò chơi này. Người này yêu cầu nhà vua một phần thưởng mà mới nghe qua thì thấy rất khiêm tốn: nhà vua phải thưởng cho anh ta số hạt lúa mì tương đương với số ô của bàn c và theo nguyên tắc nhân đôi. Nghĩa là đặt vào ô th nhất: 1 hạt; ô th hai: 2 hạt; ô th ba: 4 hạt... và c thế. Hóa ra là trên thế gian này không có một lượng lúa mì ln như thế. Bàn c có 64 ô, như vậy, sẽ là 264 − 1 ≈1,845×1019. Để đựng hết số lúa mì này cần một cái kho có dung tích rộng 180 cây số vuông.
99-126. Đoạn này Dante nói về s phân loại cấp bậc của các thiên thần. Theo s phân loại của Dionigi l'Areopagita các thiên thần Thiên đường được chia thành ba cấp bậc khác nhau theo công việc, mỗi cấp lại có một nhóm các thiên thần mang danh hiệu khác nhau.
- Cấp bậc một là nhóm các thiên thần chủ yếu làm nhiệm vụ thờ phụng Thiên Chúa. Họ là những tạo vật kề cận Thiên Chúa nhất, gồm có: Luyến thần (Serafini), Minh thần (Cherubini) và Ngai thần (Troni).
- Cấp bậc hai là nhóm các thiên thần làm việc như những vị quản trị Thiên đường, gồm có: Quản thần (Dominazioni), Dũng thần (Virtù) và Quyền thần (Potestà).
- Cấp bậc ba là những thiên thần hoạt động như là sứ giả của Thiên Chúa hoặc là đạo binh thiên quốc, gồm có: Lãnh thần (Principati), Tổng lãnh thiên thần (Arcangeli) và Thiên thần (Angeli).
130. Dionigi l'Areopagita - là tác giả của cuốn “De coelesti hierarchia” mà Dante đã dựa vào để phân loại cấp bậc thiên thần (X, TĐ., X, 115-117).
133. Thánh Gờrêgôriô sau đó - chỉ Giáo hoàng Gregorio Magno (540-604), người có cách phân loại cấp bậc thiên thần khác với Dionigi l'Areopagita nhưng sau đó ông t cho là không đúng “ông đã tựời mình, khi thấy lỗi”.
138. Có một người chỉ cho ông điều ấy - đây là Thánh Paolo.



No comments:

Post a Comment