KHÚC XXIX
Vùng trời thứ chín hay Động
lực đầu tiên (kết thúc).
Khi hai người con của Latôna
Bao phủ bởi Bạch dương và Thiên Xứng
Cùng cắt ở điểm giữa chân trời kia.
4 Thời điểm thiên
đỉnh giữ thế cân bằng
Và thời điểm khi bán cầu thay đổi
Cả hai cùng rời chiếc thắt lưng chung.
7 Khi đó với một vẻ
mặt tươi cười
Cô nương im lặng và nhìn chăm chú
Vào cái điểm trục đã chiến thắng tôi.
10 Rồi nàng bảo: “Dù
chàng không yêu cầu
Em vẫn nói điều chàng thích, vì thấy
Nơi hòa nhập “khi nào” và “ở đâu”.
13 Không phải để tốt
hơn, vì như vậy
Là vô nghĩa, nhưng để ánh sáng này
Chiếu sáng lên, cần nói: “Ta tồn tại”.
16 Sự vĩnh hằng
ngoài thời gian, giới hạn
Như Người muốn, thì tình yêu đời đời
Đã làm nảy nở những tình yêu mới.
19 Tình yêu trước đó
đã từng có mặt
Trong cơn mê, sau đó Chúa băng qua
Không “trước”, không “sau” ở trên mặt nước.
22 Hình thức, vật
chất, kết dính và rời
Sinh ra vật thể không có khiếm khuyết
Như ba mũi tên từ cung ba dây.
25 Giống như pha lê,
hổ phách hay kính
Một tia sáng từ chỗ nó đi vào
Tới chỗ đến, không có sự ngắt quãng.
28 Vậy, ba hình thái
của Đấng sáng tạo
Được rót ra và chiếu sáng bất ngờ
Mà chỗ bắt đầu không được phân rõ.
31 Thứ tự và sự sáng
tạo vật thể
Cả những vật ở thế giới đỉnh cao
Do một hành động tinh khiết mà có.
34 Tiềm năng nguyên
vẹn ở phần thấp nhất
Mối liên hệ ở giữa không tách rời
Và hành động với vật chất bện chặt.
37 Thánh Giêrôminô
đã khẳng định là
Các thiên thần có từ nhiều thế kỷ
Trước khi phần còn lại được tạo ra.
40 Chân lý đó còn ở
nhiều chỗ khác
Do các thầy giảng của Đức Thánh Linh
Nếu xem kỹ, chàng sẽ nhận thấy được.
43 Với suy luận cũng
thấy được một phần
Vì không thể chấp nhận lâu như thế
Mà sự hoàn thiện thực sự thì không.
46 Giờ chàng đã biết
ở đâu, khi nào
Và ra sao, các thiên thần được tạo
Đã thỏa mãn cơn khát cả ba điều.
49 Và đến hai mươi
chàng chưa kịp đếm
Thời gian đó, một bộ phận thiên thần
Đã làm cho cả vũ trụ rối loạn.
52 Một bộ phận ở
lại, bắt đầu làm
Cái việc họ thích, và như chàng thấy
Chẳng bao giờ họ ngừng nhảy xoay vòng.
55 Nguyên nhân sa
ngã là tính kiêu ngạo
Đáng ghét của kẻ đã từng gặp chàng
Bị ép bởi sức nặng của thế giới.
58 Những thiên thần
ở đây rất khiêm tốn
Họ được tạo ra bởi Đấng nhân từ
Ngài cho họ có khả năng cảm nhận.
61 Vì thế mà được
nâng cao thiên cảm
Bởi ân huệ cùng với công đức riêng
Khiến họ có ý chí và kiên định.
64 Đừng hoài nghi,
mà tin rằng ân sủng
Theo công đức sẽ từ dưới đi lên
Đến tình yêu mở rộng lòng tiếp nhận.
67 Nếu chàng đã tiếp
nhận điều em nói
Giờ tiếp cận Hội đồng thiên thần này
Chàng tự suy ngẫm không cần giúp đỡ.
70 Nhưng trong
trường học ở nơi trần thế
Người ta dạy rằng bản chất thiên thần
Có đủ lý trí, mong muốn, trí nhớ.
73 Em sẽ nói để cho
chàng thấy rõ
Chân lý mà dưới đó người ta lầm
Nên mới giảng dạy cho trò như thế.
76 Những thực thể
này vui được thấy Chúa
Họ không còn nhìn gì khác ngoài Ngài
Và không có gì che dấu được Chúa.
79 Vì vậy cái nhìn
không bị ngăn cản
Bởi vật nào khác và họ chẳng cần
Phải nhớ lại ý niệm đã xa hẳn.
82 Vì vậy dưới đó
không ngủ vẫn mê
Khi tin hoặc không mình nói sự thật
Như thế sai lầm và xấu hổ hơn.
85 Ở dưới đó con
người không chỉ theo
Một con đường triết lý, mà ham hố
Vẻ bề ngoài, để nó lôi kéo đi.
88 Nhưng điều này
được dung thứ ở đây
Ít coi thường hơn, khi mà Kinh Thánh
Bị xuyên tạc, hoặc để hàng thứ hai.
91 Người ta không
biết tốn bao xương máu
Để truyền bá Kinh Thánh ra thế gian
Để đền đáp tình yêu thương của Chúa.
94 Vì danh tiếng,
mỗi người theo một hướng
Bịa đặt, chú giải theo cách của mình
Trong khi đó Kinh Phúc Âm im tiếng.
97 Có người khẳng
định khi Giêsu chết
Mặt trăng lùi lại bóng tối xen vào
Giang rộng giữa mặt trời và trái đất.
100 Hắn nói dối, đó
là do nhật thực
Và chung cho cả người Tây Ban Nha
Người Ấn Độ, cũng như người Do Thái.
103 Phirenxe không
nhìn Lapi, Binđi
Bằng chuyện hoang đường từ trên bục giảng
Rồi tung ra khắp nơi cả năm trời.
106 Do vậy mà những
con chiên ngu đần
Từ bãi chăn trở về chỉ no gió
Sự mù quáng không chuộc lại lỗi lầm.
109 Giêsu không bảo
tu sĩ của mình:
“Hãy rao giảng điều ngu cho thế giới”
Mà cho họ một giáo lý vững vàng.
112 Giáo lý đó vang
lên từ miệng họ
Và trong cuộc chiến đốt lên Đức tin
Họ biến Phúc Âm thành khiên và giáo.
115 Nay người ta
giảng đạo bằng trò hề
Và đùa cợt cho người ta cười lớn
Tất cả đều ổn, khi mũi phồng to.
118 Nhưng một con
chim nấp trong áo choàng
Nếu ai nhìn thấy thì họ sẽ hiểu
Lỗi lầm đã được thả vào lòng tin.
121 Là bởi vì trí
tuệ họ yếu đuối
Người ta tin bất cứ dối gian nào
Hứa hẹn nào người ta đều kéo tới.
124 Lợn của Thánh
Antôniô béo như thế
Nhiều kẻ khác còn bẩn hơn lợn này
Chúng thanh toán bằng những đồng tiền giả.
127 Nhưng ta đã đi
quá xa vấn đề
Chàng hãy đưa mắt nhìn con đường thẳng
Để cho đường đi khớp với thì giờ.
130 Các thiên thần
phát triển nhanh quá mức
Về số lượng, đến nỗi chẳng lời nào
Hay trí tuệ của người trần theo kịp.
133 Nếu chú ý điều
Đanien đã nói
Chàng thấy con số mà ông nêu ra
Thì con số chính xác còn được giấu.
136 Ánh sáng đầu
tiên chiếu sáng tất cả
Được đón nhận bằng nhiều cách khác nhau
Tùy sự huy hoàng mà Người lan tỏa.
139 Từ đó suy ra, vì
tình đi theo
Trí tuệ, nên sự đam mê của nó
Cũng cháy lên hay tàn lụi khác nhau.
142 Chàng thấy sự
rộng lớn và vĩ đại
Bản thể vĩnh hằng khi đã tạo ra
Bao tấm gương, Người đã tự chia nhỏ
145 Mà vẫn cứ là
một, như trước kia”.
CHÚ THÍCH
Chữ viết tắt:
X. – xem
ĐN., – Địa ngục
TT., – Tĩnh thổ
TĐ., – Thiên đường
E., – Eneide (tác phẩm của Virgilio)
M., – Metamorphoses (tác phẩm của Ovidio)
Riêng Kinh Thánh là tác phẩm được Dante sử dụng nhiều điển tích nhất và có tần số xuất hiện nhiều nhất trong phần chú thích nhưng rất tiếc không thể viết tắt được cho 66 cuốn của Kinh Thánh vì các bản Kinh Thánh tiếng Việt mỗi bản phiên âm một kiểu nên chúng tôi đề tên đầy đủ của cuốn đó (xem phần ví dụ).
Ngoài ra, một số tác giả được Dante sử dụng chỉ vài ba lần thì chúng tôi ghi cả tên tác giả và tác phẩm ở phần chú thích mở ngoặc.
Một số ví dụ:
(X, TĐ, XXII, 139-140) – Xem Thiên đường, Khúc XXII, câu 139-140.
(Ét Ra, I, 9-11) – Xem quyển Ét Ra (Cựu ước), chương I, câu 9-11.
(Giăng, XX, 3-5) – Xem quyển Giăng (Tân ước), chương XX, câu 3-5.
(M., VII, 100-143) – Xem Metamorphoses, quyển VII, câu 100-143.
(E., VI, 679-694) – Xem Eneide, quyển VI, câu 679-694.
Lucano, “Pharsalia”
Stazio, “Tebaide”
CHÚ THÍCH
Chữ viết tắt:
X. – xem
ĐN., – Địa ngục
TT., – Tĩnh thổ
TĐ., – Thiên đường
E., – Eneide (tác phẩm của Virgilio)
M., – Metamorphoses (tác phẩm của Ovidio)
Riêng Kinh Thánh là tác phẩm được Dante sử dụng nhiều điển tích nhất và có tần số xuất hiện nhiều nhất trong phần chú thích nhưng rất tiếc không thể viết tắt được cho 66 cuốn của Kinh Thánh vì các bản Kinh Thánh tiếng Việt mỗi bản phiên âm một kiểu nên chúng tôi đề tên đầy đủ của cuốn đó (xem phần ví dụ).
Ngoài ra, một số tác giả được Dante sử dụng chỉ vài ba lần thì chúng tôi ghi cả tên tác giả và tác phẩm ở phần chú thích mở ngoặc.
Một số ví dụ:
(X, TĐ, XXII, 139-140) – Xem Thiên đường, Khúc XXII, câu 139-140.
(Ét Ra, I, 9-11) – Xem quyển Ét Ra (Cựu ước), chương I, câu 9-11.
(Giăng, XX, 3-5) – Xem quyển Giăng (Tân ước), chương XX, câu 3-5.
(M., VII, 100-143) – Xem Metamorphoses, quyển VII, câu 100-143.
(E., VI, 679-694) – Xem Eneide, quyển VI, câu 679-694.
Lucano, “Pharsalia”
Stazio, “Tebaide”
KHÚC XXIX
1-6. Khi hai người con của Latôna... -
ý nói Mặt trời (Apollo) ở trong chòm sao Bạch dương, còn Mặt trăng (Diana) ở
trong chòm sao Thiên xứng. Sau đấy mặt trời
lặn xuống phía sau đường chân trời,
còn mặt trăng thì cũng mọc ra từ đường chân trời mà theo cách nói của Dante là “cả hai
cùng rời chiếc thắt lưng chung”.
12. Nơi hòa nhập “khi nào” và “ở đâu” - Dante muốn biết các thiên thần được
tạo ra “khi nào, ở đâu và ra sao” (câu 46-47).
22-24.
Như ba mũi tên từ cung ba dây - nghĩa là Chúa ba ngôi có ba vẻ: đấy là hình thức (forma - thuật ngữ của triết học kinh
viện), vật chất (materia) và chất kết dính và rời
(congiunte e purette) - để gắn kết hoặc tách biệt hình thức với vật chất.
37. Thánh
Giêrôminô - San Geronimo (347-420), linh mục Kitô giáo, nhà thông thái, người dịch Kinh Thánh ra tiếng Latinh.
41. Các
thầy giảng của Đức Thánh Linh - chỉ các tác giả của Cựu Ước và Tân Ước.
46-47.
Nghĩa của đoạn này: giờ thì chàng đã biết: ở đâu, khi nào và các thiên thần được
tạo ra sao: “ở đâu” – “ở thế giới đỉnh cao” (câu 32), nghĩa là ở Empireo; “khi nào” – “các thiên thần có từ nhiều thế kỷ/ trước khi phần còn lại được
tạo ra” (câu 38-39); “được tạo ra sao” - "do một hành động
tinh khiết mà có” (câu 33).
56-57.
Kẻ đã từng gặp chàng - chỉ Lucifero ở dưới Địa ngục.
103-104.
Lapi và Bindi - lối nói rút gọn từ Jacopo và Ildebrando,
là những tên gọi phổ biến ở Firenze thời Dante.
117. Mũi
phồng lên - ý chế nhạo người giảng đạo kiêu căng
về sự rao giảng của mình.
118-120.
Con chim nấp trong áo choàng - ý nói con quỉ ẩn trong trái tim giả dối
của người giảng đạo.
124-126.
Lợn của Thánh Antôniô - ở chân của Thánh Antonio
có hình con lợn, biểu tượng của con quỉ bị thất bại và những tu sĩ được ăn thịt lợn nuôi ở tu viện. Beatrice muốn nói rằng: nhiều
kẻ tu hành còn bẩn hơn lợn vì những hành động bỉ ổi của họ.
133-135.
Nếu chú ý điều Đanien đã nói - Daniel đã nói trong Kinh Thánh như vầy: “Từ trước nhan Người, một sông lửa cuồn cuộn chảy ra.
Ngàn ngàn hầu hạ Người, vạn vạn túc trực trước Thánh Nhan” (Đanien, VII, 10),
còn Dante thì lại muốn biết về một số lượng cụ thể.
No comments:
Post a Comment